Cây tre | Đặc điểm, phân bố, công dụng và ý nghĩa của cây tre

Cây tre

Cây tre qua nhiều bài văn như truyện cây tre trăm đốt, thánh gióng… thì có thể thấy hình ảnh cây tre Việt Nam đã đi cùng lịch sử dân tộc ta từ lúc lập nước đến nay. Tre hóa thân thành thế giới văn hóa quây quần thân thiết với người dân. In hình với bóng đậm đà vào văn hóa, thi ca, nhạc họa, vào sâu xa tâm thức con người Việt Nam. Dù cây tre không phải là một loại hoa nhưng có thể là biểu tượng văn hóa Việt Nam. 

Đặc điểm

Cây tre là một loài thực vật thân gỗ có phần thân rỗng và phân thành nhiều đốt. Theo các nhà khoa học phân tích thì cây tre thuộc bộ hỏa thảo, phân họ tre, tông tre (Bambuseae) rất dễ sinh sống, đặc biệt trên các vùng đất nghèo chất dinh dưỡng khác.

Nguồn gốc cây tre

“Tre xanh xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” và chuyện “cây tre trăm đốt”. Thì chúng ta cũng nhận ra rằng cây tre đã có từ xa xưa đến nay. Tượng trưng có sự sống mãnh liệt tre được ví von trong những bài ca, thơ rất nhiều. Loài này sống tốt trên nền đất thiếu chất dinh dưỡng và phát triển vô cùng tốt. Dần nhìn ra giá trị thực tế của cây tre trong xây dựng luôn được ví như thép mới, cũng như vật liệu trang trí đẹp bền nên tre đang trên đà phát triển trong ứng dụng thực tế. 

Cây tre Việt nam phân bố ở đâu?

Tre phân bố rộng khắp các tỉnh Việt Nam và nhiều nhất tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình,… và các tỉnh miền Nam nước ta.

Cây tre Việt Nam
Cây tre Việt Nam

Cây Tre Việt Nam có mấy loại?

Cây tre nước ta sống tốt và phát triển mạnh nên đã giúp nước ta nằm trong top 4 đất nước có diện tích trồng lớn nhất hiện nay. Số liệu thống kê mới nhất năm 2000 thì nước ta đang có 70 loài phân bố trên khắp lãnh thổ. Và tăng lên 190 loại vào năm 2005 và một số chưa được đặt tên. 55 loại  Bambusa – Tre gai có  trong đó có 31 loài chưa được đặt tên. 21 loài Dendrocalamu – chi luồng, 16 loài  Gigantochloa – chi le,  Indosasa – chi vầu có 11 loài.

Xem thêm: Cây tầm vông

Cây tre gai

Có tên khoa hoạc là Bambusa bambos. Mọc theo cụm khóm có đường kính trung bình khoảng 8-10cm, chiêu cao từ 15-20m. Cây tre gai được phân bố trên toàn bộ lãnh thộ nước ta từ Hà Giang cho tới Cà Mau nhưng tập trung chủ yếu ở Đông Bắc.

Tre mạnh tông

Tên khoa học Denldrocalamus asper. Mọc theo cụm, không có gai, đường kính trung bình từ 6-10cm, chiều cao từ 10-15m. Được trồng chủ yếu miền Đông Nam Bộ để lấy măng.

Tre ngà (tre vàng sọc)

Cây tre ngà tên khác tre mỡ, tre vàng, tre vàng sọc. Tên khoa học là Bambusa vulgaris. Mọc theo bụi cao khoảng 5-12m, đường kính 8-10cm. Có nguồn gốc từ Ấn Độ được trồng khắp Việt Nam.

Cây tre tàu

Cây tre tàu (tên gọi khác tre điền trúc) mọc theo cụm, không có gai cây thẳng, chiều cao 8-12m, đường kính 6-12cm. Có nguồn gốc từ Trung Quốc thường được trồng để lấy măng.

Tre lục trúc

Mọc theo cụm nhưng thưa, chiều cao 6-8m cao không quá 9m, đường kính 4-7cm. Có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ được trồng để lấy măng.

Cây tre có ra hoa không?

Thông thường các loài thực vật khi ra hoa sẽ tiền thành tái sinh sản. Nhưng đối với tre thì không phải như vậy, đây được coi là một hiện tượng rất độc đáo của loại thực vật.

Hoa cây tre nở khi cụm tre có tuổi thọ lên đến xấp xỉ 100 năm thì quá trình mới bắt đầu. Nên rất ít người gặp được hoa cây tre ngoài thực tế.

Khi tre ra hoa thì cụm tre bắt đầu lụi tàn dần, một chuỗi sinh trưởng vô cùng đặc biệt của loài tre.

Hoa tre
Hoa tre

Các bộ phận của cây tre có đặc điểm, công dụng như thế nào?

Cây tre cũng là loại thức vật thân gỗ như những loài khác. Nhưng vẫn có đôi phần khác biệt về thân và lá. Được chia ra nhiều nhánh, họ khác nhau nên khó mà phân biệt được tên của loài. Những bộ phận từ lá đến rễ cây có nhiều công dụng khác nhau. 

Thân tre

Thân cây thuộc loại ngầm mọc cụm: Hình thức phát triển của một số loài điển hình như: Tre gai, Lồ ô, Hóp sào,.. Thân có dạng hợp trục chia làm 2 phần là cổ thân ngầm và thân.

Thân cây thuộc loại ngầm mọc tản: Phần thân ngầm bò ngầm rộng  khắp trong đất. Lý do các thân khí sinh tre, trúc không cụm lại mà phân bố thưa trên đám rừng. Là vì thân ngầm mọc lan trong đất cấu tạo thành.

Thân cây loại khí sinh: Bộ phận bao gồm phần gốc thân và thân. Đây là thân tre trên mặt đất có thể cao từ 1 – 20 m, đường kính từ 1 – 25 cm, thường hình tròn nhưng cũng có nhiều hình dạng đặc biệt. 

Thân tre trong xây dựng được đánh giá là thép xanh trong thời đại mới. Có thể thay thế rất nhiều nguyên vật liệu khác. Các nan tre được dùng trong sản xuất ván tre ép. Tấm ván tre có độ cứng hơn cả gỗ sồi, tỷ trọng hơn 750kg/m3.

Ngoài ra thân tre còn được sủ dụng để đóng các vật dụng trong nhà như: bàn ghế tre, salon tre, vách tre,… Những thân tre có kích thước lớn được cắt thành từng ống dùng để chế biến đồ ăn. Các món ăn ngon từ ống tre tươi như cơm lam, thị nướng, các món hấp trong ống tre.

Lá tre
Lá tre

Lá tre

Là tre có nhiều kích thước nhưng vẫn có những đặc điểm chung như sau:

Phần lá cây tre đa phần sẽ không có lông tơ.

Lá có cấu tạo có 2 phần chính là bẹ lá và phiến lá.

Phần phiến lá cấu tạo có các đường đôi gân lá song song.

Từ xưa cây những tán lá tre um tùm đã tạo nên một lớp tường rào tự nhiên có thể giúp che chắn làng,…

Rễ tre

Thuộc loại rễ chùm và mọc ra từ thân ngầm lan rộng dưới nền đất để hút chất dinh dưỡng. Khi già dần thì phần rễ và lông hút cũng giảm đi, thông thường phần thân ngầm này có chiều dài khoảng 70cm.  Với đặc tính mọc cụm nên những bụi tre trong giông bão vẫn đứng hiên ngang, vững trãi. 

Hoa cây tre

Hoa tre thì rất ít người được nhìn thấy ngoài đời nên cũng tương đối khó hình dung. Hoa khi nở có màu vàng nhạt, nhị hoa có rất nhiều phấn hoa vàng tươi. Khi tàn thì sẽ hình thành quả bằng hạt thóc sau đó phát tán và nở và cây con sinh trưởng nhờ đó.

Quả tre

Quả tre là một loại cây mà rất ít người được nhìn thấy, vì cây tre chỉ nở hoa 1 lần trong khoảng thời gian từ 10-15 năm, thậm chí cần nhiều thời gian hơn từ 30-50 năm để chúng tạo ra quả. Điều đặc biệt là không phải loại tre nào cũng ra quả, chỉ có tre lê, có tên khoa học là Melocanna baccifera mới có thể ra quả mà thôi.

Quả tre
Quả tre

Cây tre có tuổi thọ bao nhiêu năm tuổi?

Tùy vào từng loài mà tre có những mức tuổi thọ khác nhau. Cây càng nhỏ thì tuổi thọ thường rất ngắn. Tre già thì măng mọc, vì vậy mà tre thường mọc thành bụi và liên tục tái sinh nhờ quá trình mọc theo cụm. Để giúp quần thể tre có thể phát triển ổn định, chúng ta cần khai thác một cách hợp lý. 

Trữ lượng của tre tại nước ta

Dựa trên số liệu thống kê tài nguyên rừng của Việt Nam năm 1999 do Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương cung cấp. Cây tre hiện đang có 1.490.068 ha, chiếm lấy 4,54% diện tích rừng toàn quốc. Tình ra tổng trữ lượng là 8.500.767.000cây. Trong đó: Số lượng tre mọc tự nhiên là 1.415.552 ha, chiếm lấy 14,99% tổng diện tích rừng tự nhiên. Còn lại 8.304.693.000 cây trong đó gồm rừng thuần loại tre có 789.221 ha, chiếm lấy 8,36% diện tích rừng tự nhiên. Trữ lượng 5.863.091.000 cây bao gồm rừng hỗn giao gỗ tre có 626.331 ha, chiếm  6,63% diện tích rừng tự nhiên, với trữ lượng là 2. 441.602.000 cây.

Sản lượng tre do người dân hiện đang canh tác là 73.516 ha, bằng 4,99% diện tích rừng trồng, với trữ lượng là 96.074.000 cây. Diện tích rừng cây được trồng bằng 5,06% tổng diện tích rừng tre. Nhưng trữ lượng tre trồng chỉ bằng 1,16% trữ lượng tre mọc tự nhiên.

Tham khảo bài viết: Tài nguyên Tre Việt Nam: vị trí, giá trị kinh tế của Tre tại nước ta.

Những ý nghĩa của tre

Cây tre có rất nhiều ý nghĩa khác nhau trong cuộc sống đến với tinh thần. Để hiểu rõ hơn về những giá trị của cây tre. Các bạn có thể tìm hiểu thêm ở phần dưới đây.

Giá trị trong văn hóa

Cây tre còn mang một màu sắc trong phong thủy trang trí trong nhà đem lại sức khỏe, hạnh phúc và sự thịnh vượng cho gia chủ. Giúp không gian sống thêm phần mát mẻ, tạo điểm nhấn trong nhà.

Giá trị lịch sử

Từ thuở xa xưa, khi không có vũ khí hiện đại thì tre trở thành những nguyên vật liệu tạo nên những loại vũ khí uy lực mạnh như nỏ, cung, giáo,… Những cụm tre mọc quanh làng giúp tạo thành một lớp tường thành bao bọc chắc chắn.

Giá trị văn học

Các tác phẩm dân ca, truyện như “cây tre trăm đốt”, thơ đều có xuất hiện những hình ảnh cây tre, từ hào hùng đến êm đềm dịu nhẹ. Giúp truyền tả được những giá trị thực đến với người đọc, hình dung được ứng dụng thực tế vào cuộc sống hằng ngày.

Giá trị thực tế

Các sản phẩm làm từ tre nứa hiện nay đang được rất ưa chuộng. Điển hình như cót ép tre, cót ép mỹ nghệ, mê bồ, phên – liếp tre,… Nguyên vật liệu xanh, an toàn đến sức khỏe cong người. Được đưa vào sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau: xây dựng, kiến trúc, làm giàn trồng cây, đóng đồ dùng,… Những cụm măng non được dùng làm những nguyên liệu chế biến món ăn vô cùng hấp dẫn. Nếu bạn chưa biết mua tre làm giàn ở đâu? Hãy tới ngay tổng kho nguyên liệu tre trúc tại TPHCM nhé.

Kết luận

Tre xanh hiên ngang, nhũn nhặn, cứng cáp mà dẻo bền vô hạn. Rất xứng đáng là biểu tượng của cốt cách và các phẩm chất đặc sắc của con người và văn hóa Việt Nam ta. Các sản phẩm từ cây tre sẽ là một trong những nguyên vật liệu xanh tương lai. Phù hợp thay thế những vật liệu nhân tạo khác. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về công dụng của cây tre. Để tìm cho mình những sản phẩm tốt từ tre, đem vào thiết kế nhằm thay đổi không gian sống hiện tại của mình. Quý khách hãy liên hệ ngay với Tre Trúc Thái Dương để chọn cho mình những sản phẩm từ tre trúc như ý nhé!

5/5 - (1 đánh giá)