Giá bán cây đước làm nhà lá hiện nay tại TPHCM
Cây gỗ đước làm nhà được chia làm 2 loại: loại cây lớn dùng làm kèo, cột nhà (trụ nhà) và loại cây vừa và nhỏ làm xà gồ (đòn tay). Chiều dài cây dùng làm xà gồ thường có chiều dài 4m – 7m, loại cây đước dùng làm cột nhà có chiều dài 3m-4m. Giá bán có sự dao dộng khá lớn tùy thuộc vào kích thước và chiều dài của cây. Quý khách đang cần mua cây gỗ đước dựng nhà lá vui lòng liên hệ hotline 0966.448.779 để nhận tư vấn báo giá cạnh tranh nhất!
Tại sao cây đước lại được chuyên dùng để làm nhà chòi mái lá?
– Vì nguồn nguyên liệu ngoài tự nhiên dồi dào.
– Giá thành rẻ hơn so với sắt thép khá nhiều.
– Gỗ đước đanh và rất cứng.
– Đặc biệt chống được mối mọt do trong gỗ cây đước có chứa chất dịch đặc biệt.
– Thời gian sử dụng 15-20 năm.
Mua cây gỗ đước làm nhà giá rẻ ở đâu?
Tre Trúc Thái Dương là địa chỉ chuyên cung cấp các loại gỗ cây đước giá rẻ chất lượng tại TPHCM và các tỉnh. Cây gỗ đước chuyên dùng làm nhà lá, nhà chòi lá, nhà nghỉ mát ven sông, nhà hàng, quán cafe, khu du lịch sinh thái, homestay,… Cam kết về giá bán và chất lượng luôn cạnh tranh nhất. Hỗ trợ dự toán khối lượng và tư vấn về kỹ thuật miễn phí. Cung cấp full combo nguyên vật liệu hoàn thiện nhà lá: cây gỗ đước, lá dừa nước, lá cỏ tranh với giá tốt. Liên hệ qua hotline/zalo: 0966.448.779.
Cây đước là cây gì?
Cây đước là một loại cây vô cùng quen thuộc thường bắt gặp ở các khu rừng ngập mặn. Ở nước ta đước được phân bố chủ yếu dọc bở biển trải dài từ bắc vào nam. Ngoài công dụng chính là bảo vệ hệ sinh thái thì loại cây này còn có công dụng chữa bệnh rất tốt. Cây đước còn có một số tên gọi khác như đước bợp, đước xanh, sú, vẹt,… Tên khoa học là: Rhizophora Apiculata Blume. Thuộc họ Đước (danh pháp khoa học: Rhizophoraceae) là một họ bao gồm một số loài thực vật có hoa dạng cây thân gỗ hay cây bụi ở vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới.
Đặc điểm hình thái
Thân
Thân cây đước có thân khá lớn, cây trưởng thành cao từ 10-20m. Thân tròn và thẳng, vỏ cây có màu nâu xám hoặc nâu đen. Thân có nhiều vết nứt hình ô vuông, cành cây vặn vẹo sần sùi.
Rễ
Rễ đước rất đặc biệt, rễ cọc ít phát triển, hệ thống rễ chống vững chắc bao quanh cây lại phát triển mạnh mẽ. Mỗi cây trung bình có từ 8-12 rễ chống. Các rễ chống có tác dụng giúp cây đứng vững trong vùng nước ngập mặn và đầm lầy. Rễ chống có nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Đước còn 1 loại rễ thở, chức năng hô hấp cho cây và thường mọc trực tếp ở trên cây tại nơi ít ngập nước.
Lá
Lá đước mọc đối nhau có hành mác, dài khoảng 7-13cm, rộng khoảng 4-6cm. Gốc hình nêm, đầu gần tròn. Gân chính của lá lõm xuống ở mặt trên và hằn ở mặt dưới, có những chấm đen nhỏ, cuống lá mập, dài khoảng 1-3cm, các lá kèm thường rụng sớm.
Hoa
Cụm hoa mọc thành hình xim phân nhánh nhiều ở kẽ lá. Hoa đước màu vàng kèm 2 lá bắc con hình tam giác dài. Tràng hoa có 3 phiến dày hình mác và có long ở mép nhị 8, 4 cánh ở trên tràng và 4 cánh trên đài, bầu hạ có 2 ô.
Quả
Quả đước dài có hình trứng, phần đầu quả kéo dài còn đài tồn tại. Quả có màu nâu lục nhạt và có chứa 1 hạt. Mùa đước ra hoa kết quả khoảng từ tháng 10 đến tháng 12.
Phân bố
Cây đước phân bố chủ yếu ở vùng bờ biển các nước nhiệt đới như Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ,… Ở Việt Nam, loại cây này phân bố khắp các tỉnh dọc theo bờ biển từ Quảng Ninh cho tới Phú Quốc Kiên Giang. Là loài cây ưa khí hậu nóng ẩm, các vùng ngập quanh năm và có thủy triều lên xuống đều đặn. Các bãi bồi ven biển, các vùng ngập mặn đa phần thời gian trong năm đều là những nơi thích hợp cho cây phát triển mạnh mẽ.
Thành phần hóa học
Vỏ thân đước chứa lượng tanin 8-40%, có nhiều pentosan và furfurol. Hàm lượng tanin cao hay thấp theo từng vị trí địa lý. Tro đước có chứa vôi 18%, canxicacbonat 70% có thể dùng làm phân bón. Quả đước có hàm lượng tanin từ 1-12%. Lá đước có chứa các alcol, acid béo, parafin. Rễ đước có chứa các hợp chất phenol và các acid béo dạng ester. Vỏ thân cây cũng có các acid béo dạng ester là thành phần chính và các hợp chất có oxy.
Giá trị kinh tế của cây đước
Trồng đước mang lại giá trị kinh tế rất lớn cho bà con nông dân. Từ trồng rừng đến nuôi thuỷ hải sản dưới tán rừng, phát triển du lịch sinh thái… mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể, góp phần làm thay đổi đời sống người dân dưới tán rừng ngập mặn. Trong vài năm trở lại đây giá gỗ đước chỉ dao động ở mức 400.000đ – 600.000đ/khối. Đầu ra của gỗ đước rất ổn định, làm cho bà con nông dân rất phấn khởi.
Ứng dụng
Trong đời sống
– Chống sự xâm lấn của nước mặn, giảm sói mòn, bảo vệ hệ sinh thái.
– Thân đước có được dùng để đóng đồ dùng phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
– Ở Ấn Độ, vỏ được dùng để nhuộm lưới đánh cá.
– Tro đước được dùng làm phân bón.
– Chồi non có thể dùng làm rau ăn.
– Quả đước có thể dùng để làm rượu vang.
Trong xây dựng
– Gỗ đước được dùng trong xây dựng nhà cửa, làm cột gỗ chống, trụ đỡ, chống cây xanh. Đặc biệt thân đước sử dụng rất phổ biến làm cột chống làm nhà mái lá, nhà chòi nghỉ mát.
Trong y học
– Gần như tất cả các bộ phận trên cây như: vỏ, hoa, lá, rễ đều có thể sử dụng để làm vị thuốc.
– Vỏ cây dùng để chữa tiêu chảy, vết thương chảy máu, viêm họng, tiểu ra máu,…
Hy vọng qua bài viết chia sẻ của Tre Trúc Thái Dương sẽ đem lại cho quý đọc giả những thông tin hữu ích.