Cây guột là cây gì, mọc ở đâu? Đặc điểm cây guột như thế nào? Ứng dụng cây guột trong đời sống như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu các vấn đề này trong bài viết sau đây.
Cây guột là cây gì?
Cây guột (tên gọi khác: cỏ tế, ràng ràng, vọt, guột cứng,…) thuộc họ Guột (tên khoa học: Gleicheniaceae) là một họ thực vật thuộc ngành Dương xỉ.
Đặc điểm và phân bố cây guột
Guột có thân rễ bò dài dưới mặt đất, phần thân mọc trên mặt đất khi còn non chúng có màu xanh tự nhiên, khi già thì có màu đỏ nâu. Chiều cao trung bình từ 30-60cm, bụi lớn có thể đạt từ 1-2 mét. Thân rễ mọc đứng, phủ nhiều vảy dạng sợi màu nâu bóng. Lá mọc so le kép lông chim một lần dài 0.5-1.5m, rộng 20-40cm. Gồm rất nhiều lá chét không cuống dài 10-15cm, rộng 1cm hẹp dần về phía đầu lá thành mũi nhọn, cuống lá kép dài, có vảy ở gốc. Ổ túi bào tử kéo dài thành đường liên tục, hình thận màu vàng nhạt.
Cây sinh sản tháng 4-6 hàng năm. Ở nước ta loài cây này mọc ở khắp nơi nhưng phân bố chủ yếu ở các khu vực miền núi phía Bắc và một số tỉnh miền Trung từ Quảng Bình trở ra. Tại những nơi có khí hậu ẩm ướt và mùa đông lạnh.
Ứng dụng của cây guột
Cây guột tuy gây hại cho người nông dân bởi đặc tính sinh trưởng nhanh và khó triệt tận gốc vì có phần thân nằm dâu dưới đất. Chúng sẽ hút hết chất dinh dưỡng của cây trồng dẫn đến các loại cây trồng khác chậm phát triển.
Cây guột có hại vậy đó nhưng thực tế không thể phủ nhận những ứng dụng hữu ích đem lại giá trị kinh tế của loại cây này.
Đan guột làm thủ công mỹ nghệ
Khi cây guột già và héo đi có màu nâu đỏ, dẻo dai nên được người dân khai thác dùng làm nguyên liệu cho đan lát thành những món đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị cao. Tiêu biểu phải nhắc tới làng nghề Lưu Thượng, Phú Túc,… Với đôi bàn tay khéo léo và tài hoa của những người nghệ nhân nơi đây đã biết một lại cây dại mọc trong rừng thành những món đồ hữu ích và có giá trị kinh tế cao. Các sản phẩm làm từ guột rất phong phú và đa dạng chủng loại như: rổ, rá, túi, mũ, giỏ, bàn ghế, tủ, giường,… Và các món đồ lưu niệm dùng để trang trí.
Cây guột dùng để lợp mái nhà
Cây guột dùng để lợp mái nhà giống như lá dừa nước, cỏ tranh, lá cọ,… Các công trình lợp lá guột có độ bền tốt vì lá guột không ứ đọng nước mưa. Với đặc tính vỏ ngoài cứng, mái lá guột bảo vệ công trình khỏi các tác động của môi trường rất tốt. Ngoài ra lợp mái lá guột có tính thẩm mỹ cao, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Lá guột dùng để lợp nhà sau khi được xử lý có màu nâu đen sáng bóng rất thích hợp cho các công trình nghỉ dưỡng, resort cao cấp. Những ngôi nhà được làm từ nguyên liệu tre trúc kết hợp lợp mái lá guột đang là xu hướng kiến trúc rất được khách hàng ưa chuộng trong thời gian gần đây.
Xem thêm 1 loại cây khác có lá dùng để lợp mái nhà: Cây dừa nước
Dùng làm cây kiểng trang trí cảnh quan
Ngoài ứng dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ thì cây guột hiện nay còn được sử dụng trồng làm tiểu cảnh, trang trí cảnh quan. Với xu hướng sống xanh ngày càng phát triển nên được các nhà hàng, quán cafe, resort, biệt thự sân vườn rất ưa chuộng. Ưu điểm khi trồng guột là vừa không chiếm nhiều diện tích lại không tốn nhiều công chăm sóc.
Dùng làm chất đốt, phân bón
Guột dễ cháy nên ngày trước thường được bà con lấy về dùng để làm vật liệu đốt phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Đây cũng là loại cây có thể ủ phân xanh.
Cây guột dùng làm thuốc đông y
Trong đông y guột là một loại thuốc với nhiều bài thuốc dân gian được truyền qua nhiều đời với một số công dụng như:
– Có tác dụng thanh nhiệt cơ thể.
– Chiết xuất lá guột có tính kháng sinh.
– Lá guột trị hen suyễn.
– Thân và rễ cây guột dùng làm thuốc trị giun.
– Đọt non cây guột có thể ăn được, hiện đây cũng là một món rau đặc sản của các tỉnh miền núi phía bắc.
Trên đây là nội dung chia sẻ của Tre Trúc Thái Dương về đặc điểm và ứng dụng của cây guột. Hy vọng nội dung bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho quý đọc giả.
Bài viết mới nhất: