Cây cỏ tranh – Trong số chúng ta chắc hẳn nhiều người đã từng một lần nhìn thấy những bụi hay những bông hoa cỏ tranh trắng xóa phất phơ bên đường. Nó là một loài cây cỏ mọc dại ở khắp mọi nơi mà chúng ta có thể thấy. Tuy là loài cây dại nhưng cỏ tranh lại có những công dụng rất có ích trong đời sống hàng ngày của chúng ta.
Cỏ tranh là gì?
Còn có tên gọi là bạch mao, tên gọi khoa học Imperata Cylindrica Beauv. Là một loài thực vật thuộc họ Lúa. Cây tranh có tuổi đời lớn, sống tốt ở nhiều môi trường khác nhau.
Đặc điểm cây cỏ tranh
Thân cỏ
Thân có chiều cao trung bình từ 60-100cm. Vì là thuộc họ nhà lúa nên thân tranh nhỏ, rỗng, nhiều đốt và rất dẻo dai khi phơi khô. Bao bọc thân là các bẹ lá bảo vệ phần thân cây.
Lá cỏ tranh
Có chiều dài từ 20-30cm, chiều rộng từ 2-5mm. Lá tranh mọc đứng, cứng, gân nổi. Dáng lá hẹp dài, có mặt trên nhám, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc có thể cứa đứt tay rất dễ dàng.
Hoa
Hoa tranh có chiều dài 6-20cm, mền và dài, tự hình chùy, màu trắng sợi như bông, rất nhẹ nên ngoài nhân giống qua chồi rễ. Hoa tranh còn có khả năng phát tán rất xa nhờ gió.
Rễ cỏ tranh
Rễ tranh có màu trắng ngà hoặc màu vàng nhạt, có nhiều đốt, mỗi đốt có các lá vẩy mỏng bao bọc. Rễ cỏ tranh ăn sâu và lan rộng xuống đất bao gồm nhiều nhánh rễ con.
Phân bố
Cây cỏ tranh phân bố hầu như ở khắp mọi nơi từ Bắc – Trung – Nam. Chúng mọc được ở tất cả mọi địa hình: đồng bằng, đồi núi, bờ sông, bờ suối.
Cây phát triển mạnh và lây lan rất nhanh. Là loại cây ưa sáng chụi được hạn lâu nhờ có bộ rễ đặc biệt.
Công dụng cỏ tranh
Cây cỏ tranh có rất nhiều công dụng tuyệt vời trong xây dựng, làm thuốc, làm thức ăn cho gia súc… Ngoài ra những đồi tranh lớn vào mùa hoa rất đẹp, có thể phát triển mô hình du lịch.
Trong y học
Rễ cỏ tranh được xem là một vị thuốc lợi tiểu, thường được biết với tên vị thuốc “Bạch mao căn” có mùi hơi thơm, vị ngọt, tính lạnh, vào 3 “kinh”: tâm, tỳ và vị. Phần được dùng làm thuốc ấy là phần rễ tranh, không chỉ là vị thuốc.
Rễ tranh còn chứa lượng muối, i ốt và các khoáng chất khác được người dân vùng núi dùng để ngăn chặn bệnh bướu cổ và thiếu vi chất ở người.
Rễ cây tranh sau khi đốt sẽ để lại một lượng tro có vị mặn của muối nên con người thường lấy dùng để thay muối ăn và dẫn dụ thú rừng đến liếm tro để có thể săn bắt chúng một cách dễ dàng.
Trong xây dựng
Là một nguyên liệu dùng trong xây dựng các căn nhà lá, nhà tranh, nhà chòi, và nhà sàn. Tranh mọc rất nhiều trong tự nhiên. Sau khi được cắt về được kết thành các tấm lợp lớn dùng cho việc lợp mái nhà. Việc này người ta hay gọi là đánh tranh hay vắt tranh.
Tại vùng Tây Nguyên những căn nhà sàn được lợp tranh với độ dày tới 20-30cm thì có thể sử dụng đến 30 năm mới cần phải thay mới. Có thể thấy tranh lợp nhà không thua kém các loại vật liệu lợp mái khác.
Những công trình nhà được lợp mái bằng cây tranh được rất nhiều người hiện nay ưa chuộng. Rất thích hợp trong việc phát triển du lịch. Tạo ra những căn nhà lá nghỉ dưỡng cho các du khách, đồng thời giới thiệu đến du khách Việt và nước ngoài biết đến kiến trúc xưa của ông cha ta thời trước.
Xem thêm: Địa chỉ bán lá cỏ tranh lợp mái nhà giá rẻ tại TPHCM.
Kết luận
Có thể thấy cỏ tranh một cây mọc dại trông tự nhiên mà chúng ta thường bắt gặp lại mang nhiều giá trị đến như vậy. Từ trong y học, cuộc sống đến cả xây dựng chúng đều có những đóng góp vô cùng thiết thực.
Bài viết này của Tre Trúc Thái Dương mong muốn mang đến những kiến thức tổng quát về cỏ tranh và những ứng dụng thực tế của chúng trong cuộc sống.
Bài viết mới nhất: