Kỹ thuật trồng và khai thác các loại tre lấy măng ở miền Đông Nam Bộ

Kỹ thuật trồng và khai thác các loại tre lấy măng

Với nhu cầu sử dụng tre nhiều như hiện nay thì việc đưa ra kỹ thuật trồng tre và vô cùng cần thiết. Không chỉ dừng lại ở việc sản xuất mây tre đan mà tre còn dùng làm vật liệu xây dựng. Măng tre trở thành một loại thực phẩm sạch với giá trị kinh tế cao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho tất cả các bạn những thông tin về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại tre lấy măng ở miền Đông Nam Bộ.

Một số loài tre trồng lấy măng

Tre Tàu

Cây Tre Tàu còn có tên gọi khác là Ma trúc, được nhập trồng khá lâu đời tại miền Đông Nam Bộ.  Nhiều năm nay người dân đã trồng thành rừng để kinh doanh măng ở Đồng Nai, Bình Phước.

Cây rất thích hợp với khí hậu nước ta, trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Có thành phần cơ giới nhẹ và thoát nước, mọc phù hợp nơi có tầng đất sâu trên 60cm.Cây tre Tàu dễ trồng, sinh trưởng nhanh, lá có bản rộng. Cây cho nhiều măng, năng suất trung bình 15 tấn/ha/năm, cân nặng từ 1,2 -2kg/măng.

Tre Mạnh Tông

Giống này nhập từ Đài Loan về trồng ở Đồng nai, Bình dương, Bình Phước. Thuộc các tỉnh Miền đông và một số tỉnh ở miền Tây Nam Bộ. Có bộ rễ phát triển tốt, măng to, ăn ngon và có giá trị xuất khẩu. Năng suất măng trung bình đạt 10 tấn/ha/năm.

Tre Bát Độ

Có nguồn gốc từ Trung Quốc mới du nhập vào nước, chuyên trồng để lấy măng. Cây măng to, vỏ mỏng, thịt dày màu trắng ngà, măng ăn ngon. Tre có giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt, giòn, không cần nấu kỹ như các loài măng khác.

Năng suất đạt 30 tấn/ha/năm, đường kính gốc măng có khi đạt 30cm và nặng 5-8kg/măng. Măng có chất lượng cao có giá trị xuất khẩu đi các nước trên thế giới.

Tre Lục trúc (Tre Đài Loan, tre ngọt)

Nhập từ Đài Loan đưa về trồng tại một số tỉnh ở miền Bắc và các tỉnh phía Nam. Đây là loài tre chuyên lấy măng, dễ trồng, rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm. Măng Tre Lục trúc có chất lượng cao, hương vị thơm ngon

Năng suất trung bình 5 tấn/ha/năm, khai thác măng khi còn nằm dưới lớp đất. Thân cây tre Lục trúc có sợi dài nên dùng làm nguyên liệu sản xuất  giấy khá tốt.

Cây giống

Chọn cây giống và nhân giống

Có nhiều cách nhân giống tre từ thân ngầm, thân khí sinh, hom gốc, hom cành và trồng bằng hạt. Khi nhân giống nên chọn những bụi (khóm) tre phát triển tốt, không sâu bệnh, chưa ra hoa.

Lựa những cây không quá non hoặc quá già, từ 7-8 tháng tuổi để làm giống là đạt tiêu chuẩn. Ở nhiều tỉnh phía Nam thường lấy hom giống từ tháng 1-2 (mùa khô) hàng năm để ươm.

Hom gốc

Nhân giống tre bằng hom gốc, hom gồm có một phần thân khí sinh (thân tre) khoảng 7-8 tháng tuổi. Với 3 lóng dài từ 80-100cm, có đường kính từ 7cm trở lên. Mang một thân ngầm, có chồi mầm không dập nát, không bị thối. Mang đi ươm ở vườn ươm thời gian từ 3 – 4 tháng xuất vườn đem trồng. Cây sẽ có tỷ lệ sống cao khi trồng rừng.

Hom thân

Cây tre 7-8 tháng tuổi cưa ở gốc, phần tiếp giáp với thân ngầm. Mang về đục lỗ trên những lóng theo hướng thẳng góc với cành. Đặt ở các luống tại vườn ươm, lấp đất vừa đủ kín thân cây tre. Đổ nước vào các lóng tre cho đầy rồi đậy lại để giữ ẩm. Vườn ươm có làm giàn che mát 70-80%, tưới ẩm thường xuyên.

Sau 1 tháng dỡ bỏ giàn che, nuôi cây trong vườn khoảng 3 tháng. Khi cây ra cành mới và rễ thứ cấp thì bứng lên, cưa từng đoạn mang đi trồng.

Hom cành

Cây tre 7-8 tháng tuổi, chọn cành bánh tẻ, phần gốc của cành có đường kính > 0,8cm. Đã có rễ phát triển tốt, dùng cưa cưa gốc cành theo chiều từ dưới lên sâu ½ đường kính của gốc cành. Cắt ngắn bớt cành để lại chừng 2-3 lóng. Dùng giá thể đã trộn sẵn rơm hoặc xơ dừa + đất + chất kích thích ra rễ IBA hoặc NAA, nồng độ 100ppm (Indol Butyric Acid và Napthil Acetic Acid), đủ ẩm bó vào gốc cành. Sử dụng bao nilon có đục nhiều lỗ bọc chặt lại, tưới nước giữ ẩm cho hom.

Sau từ 20-30 ngày kiểm tra thấy cành nào ra rễ mới, cắt xuống đưa vào bầu đất. Đặt bầu vào thành từng luống có mái che mát 70-80%, tưới nước thường xuyên. Sau 1 tháng loại bỏ giàn che từ từ, nuôi cây trong vườn khoảng 3 tháng. Khi cây đã ra nhiều rễ, cành lá mới thì mang đi trồng.

Kỹ thuật trồng

Chọn đất trồng

Những loài tre đều ưa thích tầng đất dày, tơi xốp nhiều mùn, ẩm nhưng thoát nước tốt. Những loại đất phù sa ven sông suối, đất nương rẫy còn mang tính chất đất rừng rất thích hợp. Không trồng tre trên đất mặn, đất có tầng mỏng, đất đá ong hóa, đất bị úng ngập, đất cát khô rời rạc, hoặc quá bịt chặt.

Trường hợp đất nghèo dinh dưỡng, nhiều sỏi đá cần áp dụng biện pháp cải tạo đất. Như đào hố to rộng, bón nhiều phân hữu cơ, che tủ đất bằng rơm rạ. Thường xuyên tưới nước, trồng xen cây họ đậu để làm phân xanh.

Trồng và khai thác măng tre
Trồng và khai thác măng tre

Thời vụ trồng

Đối với tre, việc trồng đúng thời vụ sẽ quyết định tỷ lệ sống sót của cây rất cao. Ở miền Đông Nam Bộ, thời vụ trồng khoảng tháng 6 tháng 7, khi đất đã đủ ẩm nhất định. Nếu trồng sớm phải chú ý đến nguồn nước tưới cho cây.

Chuẩn bị đất trước khi trồng

Với chất đất nghèo dinh dưỡng nên trồng các cây họ đậu. Trước khi trồng tre trúc để cải thiện chất đất tạo thêm lớp mùn hữu cơ cho đất. Đào rãnh dài 2m sâu 60cm, theo đường đồng mức. Bố trí so le hình nanh sấu để vừa chống xói mòn đất.

Trường hợp không đào rãnh thì đào hố có kích thước 60 x 60 x 60cm. Bón lót mỗi hố tối thiểu 10-15 kg phân chuồng hoai mục (hoặc 5-6 kg phân hữu cơ vi sinh) + 0,6 kg phân NPK trước khi trồng.

Trồng cây

Hôm giống sau khi xuất vườn thì cần phải trồng ngay trong ngày. Mật độ trồng khoảng từ 330-400 cây/Ha là vừa (trồng theo cự ly 5 x 6 m hoặc 5 x 5m). Đối với tre Lục Trúc có thể trồng dày từ 500 cây/ha (5m x 4m). Khi trồng tre dùng cuốc trộn đều hỗn hợp phân với đất cho đều. Đặt cây giống xuống hố, dùng đất nhỏ mịn lấp đầy hố và nén chặt phần gốc.

Trồng xong nên tưới nước thật đẫm, đảm bảo rễ cây tiếp xúc tốt với đất. Sử dụng rơm rạ tủ chung quanh gốc cây một lớp dày 10 x 20cm để chống cỏ dại vào mùa mưa. Giữ ẩm vào mùa khô giúp tre trúc phát triển tốt.

Quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng

Hàng năm vườn tre được chăm sóc 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Bằng các phương tiện cơ giới như máy cày, máy kéo có gắn giàn phát cỏ.Phòng chống cháy cho tre hàng năm là vấn đề cần phải được rất quan tâm đến. Ngoài ra vào mùa sinh măng cần lưu ý không được thả gia súc vào vườn tre sẽ làm hư hại măng non.

Có thể trồng xen canh các loại cây lương thực, thực phẩm để có thể tăng dinh dưỡng cho đất. Đặt biệt là các loại cây họ đậu và các giống cây ưa bóng.

Trồng và chăm sóc tre lấy măng
Trồng và chăm sóc tre lấy măng

Bón phân

Mỗi năm bón thúc hai lần vào thời điểm trước khi ra măng 1 tháng. Sau khi thu hoạch măng nhằm giúp cây phục hồi sức nhanh. Dùng 15-20kg phân chuồng hoai (hoặc 10kg phân hữu cơ vi sinh). Bón thêm khoảng 1 kg phân NPK bón cho mỗi bụi tre trong thời kỳ kinh doanh. Đối với tre phân chuồng là nguồn dinh dưỡng tốt nhất để tạo ra măng sạch.

Cách bón

Đào rãnh nhỏ xung quanh bụi tre cách gốc tre khoảng 0,5m rồi rải phân lấp kín đất lại phần rảnh. Nếu có thể tưới nước cho cây trong mùa khô sẽ giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Tre có khả năng ra măng trái vụ, giá bán sẽ gấp nhiều lần so với măng chính vụ.

Sâu bệnh hại

Nhìn chung sâu bệnh hại trên cây tre là rất ít, tuy nhiên tre cũng có những sâu bệnh sau đây:

  • Bệnh thối thân (cây măng);
  • Sâu cuốn lá (hại lá);
  • Bệnh sọc tím (măng cây luồng);
  • Ruồi xanh (hại lá);
  • Bệnh khô héo (trên măng);
  • Bệnh vàng sọc (trên lá);
  • Sâu vòi voi (hại măng);
  • Châu chấu (phá hại cành non);

Sau khi kết thúc một chu kỳ sinh trưởng, tre sẽ ra hoa rồi chết (khuy). Chu kỳ này ngắn hay dài tùy thuộc vào những loài tre khác nhau, có thể là 30-50 năm hoặc lâu hơn nữa. Những yếu tố ngoại cảnh như đất đai, khí hậu. Con người cũng có chi phối đến sự ra hoa kết quả của tre.

Khai thác, chế biến, tiêu thụ

Khai thác măng

Sau 3 năm trồng và chăm sóc, tre sẽ cho măng năng xuất ổn định theo từng năm. Khai thác măng nếu gặp gốc măng có thân ngầm nằm trên mặt đất thì đào bỏ ngay. Đối với những loài tre mọc theo kiểu đơn trục hay còn gọi là mọc tản: cây trúc cần câu, cây vầu, cây trúc sào, tre giang.

Khi thu hoạch măng thông thường người ta quan sát những vết nứt trên mặt đất để xác định vị trí chỗ có măng. Dùng một cái thuổng đặc biệt để đào lấy phần măng củ. Măng củ là chồi mới mọc ra từ thân ngầm của cây. Măng có chất lượng tốt khi vẫn còn nằm trong đất nên trước mùa măng nên tủ một lớp rơm rạ dày 20-30 cm quanh gốc tre.

Khai thác tre

Tre sau khi trồng từ 3-5 năm chúng ta đã có thể khai thác sử dụng. Lựa chọn những cây trưởng thành và già khai thác. Lưu ý chúng ta cần phải tạo nhiều độ tuổi cho bụi tre. Sau khi khai thác tốt nhất là có tre 1 tuổi, tre 2 tuổi và tre 3 tuổi là thích hợp nhất.

Ưu thế của cây tre

Trồng tre không tốn quá nhiều chi phí trồng và chăm sóc, thời gian khai thác lâu dài. Tre không kém chất đất, dễ trồng và không tốn công chăm sóc nhiều. Chỉ sau 3 năm trồng chúng ta đã có thể khai thác măng. Từ năm thứ 5 chúng ta có thể khai thác cây.

Có thể thấy cây tre mang đến giá trị kinh tế cho nhiều người dân tại các vùng cao và có kinh tế khó khăn. Trong hai hay ba năm đầu khi vườn tre còn nhỏ. Nông dân có thể trồng xen các hoa màu khác nhau để thu hồi phần nào tiền vốn đầu tư ban đầu. Chính vì vậy việc trồng tre lấy măng được xem là một loại hình nông lâm kết hợp hiệu quả. Trong đó tre giữ vai trò của một loài cây đa mục đích.

Kết luận

Từ nhu cầu thực tiễn về nguồn nguyên liệu tre cũng như măng trên thị trường hiện nay. Thì việc có được nguồn giống tốt và kỹ thuật trồng, chăm sóc là rất quan trọng. Với ba phương pháp nhân giống bằng: hom gốc, hom thân và gôm cành. Có thể cung cấp lượng lớn con giống chất lượng đến với bà con nông dân. Kỹ thuật chăm sóc và khai tre trúc sao cho hiệu quả phía trên mong sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích cho hộ dân. Trong tương lai nguyên liệu tre trúc sẽ là nguyên liệu dẫn đầu cho xu hướng xây dựng, mang lại kinh tế ổn định cho người trồng.

Nguồn: Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam

Đánh giá