Tầm vông vỡ và tầm vông nứa là hai loại giống tầm vông phổ biến và đem lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Trong những vật liệu tre trúc đang được dùng hiện nay thì các sản phẩm từ tầm vông khá được ưa chuộng. Khả năng chịu lực tốt, bền bỉ, dẻo dai. Hôm nay hãy cùng Tre Trúc Thái Dương chia sẻ tới quý độc giả về cách nhân giống và chăm sóc 2 giống tầm vông mỡ và tầm vông nứa trong bài viết dưới đây.
Giống tầm vông mỡ
Giống tầm vông mỡ có tốc độ phát triển nhanh, mạnh mẽ, thân cây có đường kính lớn 4-7 cm và chiều cao có thể đạt đến 14m. Năng xuất của giống cây này khá cao, thời gian sinh trưởng từ 3-4 năm là khai thác để sử dụng được rồi. Có thân màu xanh lơ, cành nhiều và có số lượng cây quanh bụi thường sẽ là từ 20 đến 30 cây. Đường kính của bụi có thể đạt đến 5-6m, rất phù thích trồng tại các vùng đồng bằng và đất phù sa ẩm ướt.
Giống tầm vông nứa
Tầm vông nứa có kích thước cây nhỏ hơn tầm vông mỡ và được trồng khá nhiều tại các vùng đồi núi, nơi có lượng mưa thấp. Khả năng chịu hạn tốt, thích nghi tốt với môi trường và khả năng tồn tại trong tự nhiên cao. Đường kính thân cây của tầm vông nứa từ 2-4cm và chiều cao có thể đạt được từ 6-10m. Thân nhỏ, cành ít nhánh, bụi có số lượng cây từ 20 đến 40 cây với đường kính bụi từ 3-5m.
Xem thêm: giá bán tầm vông hiện nay tại TPHCM.
Cách nhân giống tầm vông
Cây giống tầm vông được nhân giống từ hom và cành. Thời gian lấy hom được ấn định dựa theo kinh nghiệm của ông cha ta: tháng 3-4 của năm, 10-20 tháng tuổi. Cây được chọn để lấy hom là những cây có kích thước trung bình, phát triển bình thường, không bị sâu bệnh. Hom cành chiết thì phải lấy từ cây mẹ 10-15 tháng tuổi. Tuổi của cành được chọn để chiết được căn cứ vào màu của vòng rễ trên đùi gà của cây.
Phương pháp nhân giống bằng hom gốc
Tiến hành lựa chọn hom gốc và xử lý hôm. Trước tiên phải chọn những gốc hôm già, không có nấm, rễ nhiều. Tiến hành chặt từ 70-80cm tính từ phần gốc của tầm vông. Đào lộ phần gốc hôm, dùng thuổng sắt để cắt tách gốc cây mẹ ở vị trí cổ thân ngầm (chỗ bé nhất tiếp giáp với cây già). Sau khi đã tách hom ra mang ngâm vào nước, ngập đến hết phần củ thân ngầm để tránh cho cây giống bị khô héo do mất nước.
Loại bỏ phần đất cũ bám trên hôm gốc và tiến hàng trộn đất để ươm cây (đất mặt, phân chuồng hoai, rơm rạ băm nhỏ theo tỷ lệ 1:1:1). Sau khi cho hom gốc vào bị ươm chúng ta sẽ ướt nước, chăm sóc và theo dõi cây phát triển. Lưu ý hom phải được ươm trong giàn che có bóng mát trong 6 tuần đầu tiên khi ươm hom.
Phương pháp nhân giống bằng cành chiết
Chọn cành đạt tiêu chuẩn để chiết và hiến hành cắt phần ngọn của cành chiết, để lại phần hom còn 3-4 lóng (khoảng 30 – 40cm), lóng cuối chừa lại 4 – 5cm, cắt vát góc 450. Cho hỗn hợp đất để bó cành lại (đất mùn trộn với xơ dừa ủ mục, rơm rạ theo tỉ lệ thể tích: 1:1, trộn đều với nước đến khi được hỗn hợp mềm, dẻo). Đưa túi ni lông đã chứa hỗn hợp đất chuẩn bị bó bầu như ở trên đưa lên đầu cành chiết, miệng túi quay đối diện với đầu cành chiết, kéo mạnh cúi xuống đến đế cành sao cho để cành chiết chọc vào chính giữa khối đất bầu.
Sau 20 đến 30 ngày bó, khi kiểm tra thấy đa số cành chiết đã có bộ rễ mới đã phát triển hoàn chỉnh, rễ chuyển từ trắng sang trắng đục ngả vàng (nhận biết qua lớp nilon trắng) tiến hành bẻ cành chiết đưa vào nuôi dưỡng tại vườn ươm. Chọn mảnh đất bằng phẳng, thoát nước tốt, sau đó san lấp và tẩy sạch mặt bằng, làm giàn che có độ tàn che từ 60% đến 70%. Tưới nước và chăm sóc hom chiết cho đến khi có trồng. Phát hiện sớm và loại bỏ những hom không chất lượng và bị nhiễm sâu bệnh.
Cách trồng và chăm sóc tầm vông
Để có giống tầm vông trồng trong vườn bạn có thể Mua Cây Giống trực tiếp tại các vườn ươm hoặc có thể nhân giống từ những khóm tầm vông sẵn có mà mình tìm kiếm được. Cây Tầm Vông tất cả điều được nhân giống bằng hom gốc và chiết cành. Việc nhân giống bằng hom gốc sẽ đạt tỷ lệ ra rễ cao hơn, tỉ lệ sống cao khi trồng.
Mật độ trồng tầm vông vào khoảng 500 cây trên ha, khoảng cách cây cách cây 4m, hàng cách hàng 5m hoặc 3m x 6m. Trước khi tiến hành trồng tầm vông bạn cần đào hố đất để đặt bầu vào trồng và bón lót mỗi hố từ 5-10kg phân chuồng hoai mục để giúp cây có nguồn dinh dưỡng phát triển.
Gỡ bỏ lớp vỏ bọc bầu hom sau đó từ từ đặt cây vào hố đã đào sẵn và vun đất, nệm đất vào gốc hom cho chặt để sao cho cây được cố định vào hố. Tưới nước và có thể phủ một lớp rơm rạ, lá khô lên gốc hom vừa trồng để giữ ẩm cho cây phát triển bộ rễ.
Tưới nước và bón phân
Sau khi trồng: bộ rễ của hom còn yếu khả năng bám vào đất yếu, dễ bị gãy đổ và chết do mất nước. Nên chúng ta cần chăm sóc cẩn thận, bón phân giúp cây nhanh mọc rễ mới và tưới nước 2 lần trên tuần.
Sau khi cây trồng được 1 năm trồng trở đi: khoảng thời gian này cây sẽ phát triển nhánh khá nhiều nên cần phải trồng xen canh các loại cây có tán lớn để cản gió. Tránh đổ ngã cho cây vì bộ rễ của cây vẫn còn yếu, độ bám dính của rễ vào nền đất chưa cao. Trong khoảng thời gian này hộ dân có thể bón thêm phân 2 lần trên năm để giúp cây phát triển tốt hơn.
Đặc biệt vào giai đoạn cây bắt đầu cho măng sau khi trồng 4-5 năm, hộ dân cần bón phân NPK theo hướng dẫn kỹ thuật. Vào đầu mùa mưa bón N cao hơn K sẽ giúp cho măng phát triển, mọc khỏe cho ra những cây tầm vông đẹp và cuối mùa mưa bón K cao hơn N cho cây giúp cho cây non cứng cáp hơn, kháng sâu bệnh tốt hơn.
Tỉa cây và phòng sâu bệnh
Tầm vông cũng có thể bị một số loại sâu bệnh tấn công sau đây: Bệnh Xoắn Lùn, Sâu Đục Thân, nấm bệnh,…. gây hại cây. Chính vì thế, hộ dân cần thường xuyên kiểm tra và điều trị sâu bệnh cho cây. Dọn sạch gốc tầm vông, chặt bỏ những cây yếu, thấp, nhỏ, sâu bệnh, phát dọn các cây bụi xung quanh là cách phòng bệnh hiệu quả nhất đang được các nhà vườn áp dụng.
Tham khảo: Cây tầm vông có đặc điểm, nguồn gốc và ứng dụng như thế nào?
Kết luận
Từ những chia sẻ phía trên về hai giống tầm vông đang được nhiều hộ dân trông. Phương pháp nhân giống tầm vông, cách trồng và chăm sóc tầm vông. Mong sẽ mang đến những kiến thức bổ ích cho các bạn đọc quan tâm cũng như tìm hiểu về tầm vông.
Bài viết mới nhất: