Những loài tre trúc quý hiếm cần được bảo tồn tại Việt Nam

nhung loai truc quy hiem co nguy co tuyet chung

Cây tre trúc chắc hẳn không quá xa lạ với nhiều người dân chúng ta. Nó xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày, thơ ca và cả trong lao động sản xuất. Những chắc chắn bạn sẽ không biết được nước ta có bao nhiêu loài tre trúc. Loài nào đang mang lại giá trị kinh tế cao, loài nào quý hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng trong tương lai. Hãy cùng Tre Trúc Thái Dương đi tìm hiểu về những loài tre trúc quý hiếm của nước ta hiện nay nhé!

Tre trúc ở thế giới và ở Việt nam

Tre trúc với khoảng 1250 loài của 75 chi xuất hiện tại khắp các khu vực nhưng không xuất hiện tại khu vực châu âu. Khu vực châu á sở hữu nhiều nhất về số lượng và chủng loại Tre trúc, với khoảng 65 chi và 900 loài. Trong đó theo thì Việt Nam có tới 92 loài và 16 chi. Vũ Văn Dũng (1978) đã đưa ra danh sách của 45 loài Tre trúc, còn Nguyễn Tử Ưởng và Nguyễn Đình Hưng (1995) thì thông báo rằng có khoảng 150 loài Tre trúc thuộc 20 chi ở Việt Nam.

Phân bố các loài và chi Tre trúc trên thế giới

Nước Số chi Số loài Nước Số chi Số loài
Băng-la-đét 8 20 Philipin 8 54
Trung Quốc 26 300 Singapore 6 23
Ấn Độ 23 125 Sri Lanka 7 14
Inđônêxia 10 65 Thái Lan 12 41
Nhật Bản 13 237 Việt Nam 16 92
Nam Triều tiên 10 13 Châu Phi-Mađagaxca 11 40
Lào 8 Ôxtrâylia 4 4
Malaixia 7 44 Châu Mỹ 20 45
Myanma 20 90
Papua New Guinea 26

Các loài tre trúc quan trọng ở Việt Nam

Hiện nay theo nhiều nhà sử học ghi chép thông tin về các giống tre trúc trông quá khữ. Và các nhà khảo sát, điều tra hiện tại vẫn chưa cso thể xách định chính xác có bào nhiều loài cũng như chi. Việc khảo sát và điều tra vẫn đang được tiến hành nhằm có thể sớm nhất cho ra kết quả số loài, số chi của tre trúc Việt Nam.

nhung loai tre truc quan trong tai viet nam
Những loài tre trúc quang trọn tại Việt Nam (Luồng, Trúc Sào, Lồ ô)

Các loài có giá trị kinh tế cao, hiện đang được ưa chuộng gây trồng

Sau quá trình điều tra khảo sát và trồng thực nghiệm. Bước đầu đã đề xuất danh mục 9 loài Tre trúc quan trọng nhất. Dựa vào giá trị sử dụng hiện tại, nhu cầu của sản xuất, tiềm năng khai thác và trữ lượng rừng. Có thể kể tên một số như Luồng, Trúc sào, Lồ ô, tầm vông,…Mang lại kinh tế cho người dân cũng như giá trị trong việc sản xuất, nguyên liệu xây dựng.

Danh mục một số loài tre trúc quan trọng nhất của Việt Nam

Loài Tên khoa học Tình trạng Tình trạng
gây trồng vốn gen
Vầu Arundinariasp. Hoang dại Giảm
Lồ ô Bambusa proceraA.Chev. et A.Cam. Hoang dại Giảm mạnh
Tre gai B. stenostachyaHack. Gây trồng Giảm
Mạnh tông Dendrocalamus flagelliferMunro Gây trồng Giảm
Luồng D. membranaceusMunro Gây trồng Bình thường
Tầm vông D. strictus(Roxb.) Nees Gây trồng Giảm
Trúc sào Phyllostachys pubescens Gây trồng Giảm mạnh
Mai Sinocalamus giganteus(Wall) Keng Gây trồng Giảm
Diễn S. latiflorus(Munro) McClure Gây trồng Giảm

Luồng Thanh Hóa

Là loài cây đang có nhiều triển vọng cả trong và ngoài vùng phân bố chính của Luồng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001) thì diện tích rừng trồng Tre trúc tới cuối năm 1999 là 73.516ha. Trong đó riêng tỉnh Thanh Hóa đã trồng tới 47.038ha, chủ yếu là Luồng. Cây Luồng đã được trồng thành công trên diện rộng ở Hòa Bình, Phú Thọ và một số tỉnh khác. Do nguồn cung ứng giống khá ổn định, dễ nhân giống bằng cành (cành chiết). Nhu cầu sử dụng lớn nên cây Luồng chắc chắn sẽ còn phát triển mạnh ra nhiều địa phương trong cả nước. Khi được đưa vào trồng thử ở phía Nam, Luồng cũng phát triển rất tốt.

Trúc sào

Hiện tại là loài trúc đặc biệt quan trọng ở tỉnh Cao Bằng. Do hạn chế về diện tích và sản lượng trúc sào của tỉnh Cao Bằng. Mà hai nhà máy liên doanh với Đài Loan sản xuất mành từ Cây trúc sào đều không có đủ nguyên liệu. Trúc sào có ba loại là Trúc mèo (trúc mốc), Trúc vàng và Trúc xanh. Theo kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất  sản phẩm mành. Trúc xanh là được ưa chuộng hơn cả vì sau khi được sấy, mành trúc bóng hơn. Khu vực Hà Nội, Nguyên Bình có Trúc xanh là chủ yếu.

Cây trúc có đường kính từ 2.5-7 cm, được trồng ven suối, chân núi, nơi có độ ẩm cao và đất còn tốt. Không đủ đáp ứng các nhu cầu về giống Trúc sào đang là một khó khăn lớn của các chương trình trồng rừng của tỉnh Cao Bằng cũng như ở một số tỉnh bạn. Đề nghị đưa khu này thành khu giữ giống và cung cấp giống cho trồng rừng. Tạo nên khu bảo tồn cơ bản của trúc sào.

Lồ ô

Xuất hiện rộng khắp vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Song do khai thác lạm dụng làm nguyên liệu, do đốt nương làm rẫy. Mà hiện nay diện tích rừng Lồ ô chỉ còn lại chủ yếu ở Lâm Đồng. Các tỉnh khác như Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai đã từng có nhiều Lồ ô. Mà hiện tại khó tìm được một diện tích lớn. Cây lồ ô là loài cây hoang dại, chưa được gây trồng, chưa có các nghiên cứu về tạo giống và trồng rừng nên chúng đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt khá cao.

Các loài trúc quý hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt

Hiện có ba loài Trúc quý hiếm đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt ngay tại khu phân bố cuối cùng. Chúng ta cần phải  quan tâm và có biện pháp bảo vệ chúng. Có loài hiện không còn thu được nhiều mẫu vật, có loài chỉ còn lại với số lượng quá ít ỏi khó có thể tồn tại lâu dài. Các loài đó là :

Trúc vuông : Chimonobambusa quadrangularis (Fenzi) Makino.

Trúc đen : Phyllostachys nigra (Lodd.) Munro.

Trúc hóa long : P. bambusoides Sieb. et Zucc. var. aucro Makino.

truc hoa long
Trúc hóa long

Trúc đen

Trúc đen hoặc Trúc tím hiện là loài cây chưa được biết nhiều vì có số lượng cây ít, vùng phân bố hẹp, thậm chí còn có điều chưa rõ trong việc định danh. Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật (1996) cũng đã đề xuất bảo tồn loài cây này ở Đồng Văn, Hà Giang.

Trúc vuông

Trúc vuông thuộc chi Trúc vuông (Chimonobambusa Makino). Chi này có khoảng 15 loài ở châu á, còn ở Việt Nam chỉ có 1 loài. Đây là loài trúc có thân nhỏ, vuông hoặc gần vuông, những đốt phía dưới thường có rễ biến thành gai ngắn. Loài có phân bố ở phía Nam Trung Quốc, còn ở nước ta. Trúc vuông chỉ thấy có ở vùng Đèo Gió, Ngân Sơn, Cao Bằng. Đây là loài trúc đặc biệt quý hiếm, có phạm vi phân bố quá hẹp. Chưa được gây trồng lại bị khai thác thường xuyên, nên cần có ngay các biện pháp bảo vệ tích cực.

Trúc hóa long

Là giống trúc mọc tản, có dáng đẹp, phù hợp với việc trồng làm cảnh ở công viên hoặc vườn nhà. Cây có phạm vi phân bố rất hẹp, chỉ tìm thấy ở một vùng nhỏ dưới Đèo Gió, Ngân Sơn, Cao Bằng. Trúc hóa long có đặc điểm nhận dạng đặc trưng phần thân và gốc, các đốt ngắn lại, đan chéo. Tạo nên thân cây một dáng vẻ hấp dẫn và được nhiều người dân trưng bày để bán cho du khách. Đây có thể là một mối hiểm họa tuyệt chủng khó tránh khỏi của loài trúc này.

Kết luận

Việc bảo tồn và nhân giống các giống tre trúc quý hiếm mang lại giá trị kinh tế là vô cùng quang trọng. Nhất là trong những năm gần đây số lượng các giống tre trúc quý hiếm dần đang bị biến mất. Chúng ta cần phải vào cuộc ngay, tuyên truyền cho người dân vào phải có chính sách cho việc bảo vệ ngay. Hỗ trợ bà con con giống cũng như kỹ thuật để có thể nhân giống và phát triển nguồn nguyên liệu tre trúc trong những năm tới. Khi nguyên liệu tre trúc đang là xu hướng sử dụng và xây dựng xanh trong tương lai.

Đánh giá